Cắm Trại Tại Làng Vân Đà Nẵng – Vùng Biển Hoang Thơ Mộng

Làng Vân Đà Nẵng là một địa điểm du lịch còn khá lạ lẫm đối với nhiều du khách khi đến đây. Từ một vùng đất dường như bị bỏ hoang, ngày nay Làng Vân đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều bạn trẻ. Chúng ta hãy cùng Top360 tìm hiểu xem ngôi làng này có điều gì thú vị.

Định vị Làng Vân – Vùng biển hoang nổi tiếng tại Đà Nẵng

Du lịch chất lượng phải đảm bảo đủ 3 yếu tố: vui, khỏe và tin cậy. Hẳn bạn muốn chuyến du lịch Làng Vân Đà Nẵng sắp tới không chỉ trọn vẹn mà còn chất lượng với những trải nghiệm thú vị, kỷ niệm. Vậy thì, hãy tìm hiểu ngay những lưu ý thiết yếu khi du lịch Làng Vân Đà Nẵng nào.

Làng Vân nằm ở đâu?

Làng Vân nằm ở chân đèo Hải Vân, dựa lưng vào vách núi, hướng mặt ra vịnh Nam Chơn thuộc quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Vào những năm 1960 Làng Vân là một khu rừng âm u, hiu quạnh không một bóng người. Với vị trí hiểm trở và tách biệt đó, nơi đây trở thành khu “trú ẩn” an toàn và yên bình cho những người bị bệnh phong, căn bệnh mà một thời bị người đời xa lánh.

Làng Vân
Làng Vân

Ngày xưa mọi người thường gọi nó với cái tên: làng cùi, làng Phong nhưng bây giờ với nỗ lực tái hòa nhập cộng đồng của Tp Đà Nẵng nó được với cái tên nhẹ nhàng hơn là “Làng Vân”.

Năm tháng trôi qua, nhóm người bệnh ở Trung tâm điều trị bệnh phong (của Hội Truyền giáo Cơ đốc) cũng đã tự tìm được kế sinh nhai từ việc đánh bắt cá dưới biển, trồng lúa nước và lấy sản vật của rừng. Họ tựa vào nhau tìm hạnh phúc. Rồi từng gia đình nhỏ ra đời, dần lớn thành xóm, thành làng, với tên gọi quen thuộc là làng Vân.

Lịch sử Làng Vân
Lịch sử Làng Vân

Năm 1998, Hoà Vân mới chính thức được thành lập đơn vị hành chính cấp thôn, trực thuộc phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu. Lần đầu tiên, “bệnh nhân” và gia đình họ ở nơi này được xem là công dân, được đăng ký hộ khẩu, được đi bầu cử. Dẫu “làng” đã thành “thôn”, nhưng do cách trở giao thông, có nhiều người bị di chứng bệnh tật, tàn phế, nên từ đó đến nay, làng Vân vẫn nghèo nàn, lạc hậu.

Năm 2006, thành phố Đà Nẵng đã có chủ trương di dời những công dân Làng Vân vào đất liền nhằm giúp họ có một cuộc sống hoà nhập cộng đồng, đầy đủ hơn về mọi mặt như văn hoá, y tế, giáo dục…Nhưng bẵng đi một thời gian, không thấy người ta nói đến chủ trương này. Người dân làng ấy vẫn sống yên bình lặng lẽ, cô độc, tách biệt rất hiếm người qua kẻ lại.

Toàn bộ Làng Vân
Toàn bộ Làng Vân

Đến 2008, thành phố Đà Nẵng đã chấp thuận cho tập đoàn Oaktree (Hoa Kỳ) khảo sát dự án với tổng số vốn đầu tư 5 tỷ USD, biến nơi đây thành khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, bến du thuyền, casino…khiến dư luận xôn xao và nhiều người bắt đầu quan tâm hơn về “làng cùi”.

Tháng 5 năm 2011, UBND thành phố Đà Nẵng có chủ trương đầu tư Dự án khu phức hợp nghỉ dưỡng, du lịch cao cấp tại thôn Hòa Vân và di dời người dân vào sinh sống tại khu dân cư mới thì Làng Vân trở nên nhộn sinh động hẳn.

Những sự thú vị có tại Làng Vân 

Biển làng Vân Đà Nẵng không chỉ đẹp mà còn rất trong xanh. Bạn sẽ được tha hồ đắm chìm trong làn nước xanh mát. Hoà mình vào thiên nhiên, tận hưởng những phút giây thư giãn tuyệt vời.

Cát Trắng
Cát Trắng

Không những thế tại các bãi tắm của làng bạn còn có thể thuê ca nô để đi khám phá cảnh biển. Chiếc ca nô lướt nhanh trên mặt nước, đưa bạn từ cung bậc cảm xúc này đến cung bậc cảm xúc khác. Đó chắc chắn sẽ là trải nghiệm đầy thú vị cho hành trình khám phá ngôi làng đặc biệt này.

Còn gì tuyệt vời hơn khi được rảo bước trên bờ cát trắng, lắng nghe tiếng sóng biển rì rào, và ngắm nhìn những thảm cỏ xanh hun hút trong tầm mắt. Đặc biệt là khung cảnh lãng mạn khi cùng nhau ngồi ngắm hoàng hôn trên bờ biển. Sự bình yên và nhẹ nhàng của nơi này khiến ai đến đây cũng lưu luyến mãi.

Cấu trúc ngôi nhà rất đặc biệt chia làm 3 phần. Mặt trên cùng là gác để đựng lương thực, đồ dùng gia đình. Sàn nhà là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi, còn gầm sàn nhà dùng để đựng các dụng cụ sản xuất, nhốt các gia súc, gia cầm.

Cấu trúc nhà
Cấu trúc nhà

Nhà thường có nhiều cửa sổ, bởi thế nên trong nhà luôn ấm vào mùa đông và mát mẻ, thoáng đãng vào mùa hè. Nhà sàn thường dựng bằng gỗ, những trụ cột, xà ngang thường là những loại gỗ tốt, không bị mục đến hàng trăm năm như gỗ lim xanh, mài, lái. Cột cái luôn là cột dựng đầu tiên bởi đây được coi là cột thiêng, là vị trí đặt bàn thờ tổ tiên ngay sau cột.

Những địa điểm thích hợp để cắm trại tại Làng Vân

Với một địa điểm mang lại cảm giác chill như thế này thì chúng ta không thể bỏ qua những địa điểm cắm trại ở đây. Tại Làng Vân bạn có thể cắm trại ở 3 địa điểm sau đây:

Bãi Cắm Trại

Bãi Xoan

Đây là bãi có view đẹp nhất và giữ cho mình những nét hoang sơ nhất tại Làng Vân. Bãi này nằm biệt lập với các khu vực còn lại nên rất riêng tư và yên tĩnh.

Muốn đến được bãi xoan thì bạn phải vượt qua một đoạn đường đồi tương đối khó đi. Tuy nhiên vẻ đẹp của nơi này chắc chắn sẽ không làm bạn phải uổng công.

Bãi Xoan
Bãi Xoan

Bãi Xoan có không gian “rất riêng tư” với cát vàng, nước xanh, cây cối um tùm và những bãi đá đẹp mắt. Với cung đường xa nhất, để đến được bãi Xoan đoàn phượt phải cực kỳ kiên trì và có sức khỏe.

Đến tối, các thành viên có thể tha hồ kéo nhau đi mò ốc, bắt cua không chỉ nhiều mà còn có kích thước lớn.

Bãi Dừa

Nếu bạn không muốn đi quá xa thì bãi dừa chính là địa điểm lý tưởng để dựng lều. Tuy có đường bờ biển hẹp nhưng lại có view biển vô cùng xuất sắc. Ở đây còn có bãi đá và nhiều cây cối, thuận tiện cho việc dựng trại và kiếm củi.

Bãi Dừa
Bãi Dừa

Bãi dừa chính là điểm khởi đầu của làng Vân, nên ở đây sẽ có rất nhiều người qua lại. Chính vì vậy mà sẽ không được riêng tư và thoải mái.

Bãi Chính

Có diện tích bờ cát kéo dài nhất trong ba bãi, gần đồn biên phòng. Dù vậy ở đây có chủ yếu là cây thông nên không quá tốt để dựng lều.

Tuy nhiên, điểm cắm trại lý tưởng nhất ở bãi chính là điểm cuối bãi, đi về phía bãi Xoan. Nơi đây, có bãi đá, cây cối khá nhiều, bãi cát sạch sẽ, thoáng mát thích hợp để dựng lều. Để đi đến nơi này khá xa, lộ trình chỉ ngắn hơn so với đi bãi Xoan.

Bãi Chính
Bãi Chính

Cũng chính vì vậy mà đây là một trong 2 địa điểm có vẻ hoang sơ thể hiện rõ rệt nhất. Tối đến bạn có thể bắt được cua đá, còng có kích thước khá lớn, có khi còn bắt được cả mực nữa nhé.

Đi qua bãi Dừa là đến bãi chính. Bãi này có diện tích rộng nhất trong 3 bãi. Vị trí cắm trại gần đồn dân phòng nên cũng an toàn hơn. Đây cũng là địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất ở làng Vân. Cuối bãi chính là mũi Isabella, bạn có thể đến mỏm đá gần đó để bắt cua ốc.

Tùy thuộc theo sức mạnh của cả đoàn mà bạn chọn địa điểm cắm trại phù hợp. Mỗi bãi của Làng Vân lại mang nét xinh riêng. Tuy nhiên, vì đây là vùng biển rộng, khá sâu nên những thành viên trong đoàn cần cẩn trọng khi vui chơi và lưu ý lẫn nhau.

Các tuyến đường phương tiện di chuyển đến Làng Vân

Đường bộ

Cách 1: cách truyền thống là trekking từ lối chui hầm.

Có hai cách để xuống, một là từ trạm gác leo xuống dốc và qua 2 vách đá cao. Cách hai cứ đi trên đường ray 3 – 4 km sẽ có lối xuống.

Đường bộ
Đường bộ

Cách 2: là đi từ trên xuống –  Chạy xe từ chân đèo đến khoảng 2 – 3km, sẽ có một quán nước bạn ghé vào đó gửi xe và hỏi lối đi xuống Làng vân. Giá gửi xe dao động từ 20 – 30k/xe khi qua đêm và 10k/xe đi trong ngày. Cách này nhanh hơn nhưng sẽ khá mất sức bởi xuống hay lên lại đều rất dốc. Nếu đoàn đông bạn nên chọn cách này và chia đều đồ đạt cho mọi thành viên và nên để trống hai tay để bám tốt và tiết kiệm thời gian.

Đường thủy

Đi thuyền sang – Đi hết đường Nguyễn Tất Thành đến đoạn rẽ QL1A thì đi thẳng theo con đường nhỏ vào làng chài Nam Ô, ở đây bạn có thể hỏi người dân xem có chuyến nào đi Làng Vân không nhé. Cách này có chút mơ hồ về giờ đi tàu, vì không rõ khi nào có chuyến. Nên tiền trạm trước một hai ngày để hỏi và xác định giờ đi với chủ thuyền cho chắc.

Đường thủy
Đường thủy

Tuy nhiên cách này sẽ rất khỏe, không mất sức nếu đoàn đông và có nhiều bạn nữ yếu sức.

Thời điểm đến thăm Làng Vân đẹp nhất

Do tọa lạc trên địa phận Đà Nẵng nên bạn cần dựa vào đặc thù thời tiết của dải đất miền Trung này để lựa chọn thời điểm thật thích hợp.

Theo như mọi người nói rằng, mùa nào bạn cũng có thể ghé thăm làng Vân nhưng do vị trí địa lý khá đắc địa và hiểm trở, đường dịch chuyển cũng tương đối phức tạp. Vậy nên tốt hơn hết chúng ta hãy đi vào những tháng mùa khô thay vì mùa mưa.

Theo chia sẻ của du khách và những người sống tại đây, thời điểm thích hợp nhất để khám phá ngôi làng nhỏ bên sông này là từ tháng 3 đến tháng 9. Đây là thời điểm nhiều nắng, gió mát, mưa ít nên thuận tiện đi lại, cắm trại mà không lo biến cố.

Thời điểm Làng Vân đẹp nhất
Thời điểm Làng Vân đẹp nhất

Thời điểm lý tưởng để đến làng Vân là mùa khô Ngôi làng nhỏ bên bờ biển này cực kỳ thích hợp để khám phá trong khoảng thời gian từ tháng ba đến tháng chín. Bởi lúc này thời tiết rất là đẹp, nhiều nắng, gió mát và đặc thù là rất ít mưa, vừa thuận tiện cho việc đi lại, cắm trại vừa hạn chế được biến cố không lường trước.

Những tháng 10, 11 và 12, trời miền Trung nhiều gió bão. Vì thế đây không phải là thời điểm để đi làng Vân Đà Nẵng cắm trại, tắm biển.Du lịch Đà Nẵng đến làng Vân thời điểm này rất nguy hiểm.

Chiêm ngưỡng Làng Vân
Chiêm ngưỡng Làng Vân

Nếu di chuyển sẽ rất nguy hiểm vì dễ gặp mưa giông. Lưu ý rằng dù tới đây vào ngày nào, bạn cũng nên xuất phát từ sáng sớm. Bởi không những đường khó đi mà trời lại nắng gắt. Đi trúng lúc mặt trời đã lên cao rất dễ bị say nóng, đuối sức làm vỡ kế hoạch. Hoặc nếu không bạn đi tầm 2h chiều, tới nơi tầm 5 – 6h rồi bắt đầu dựng lều, ăn nhẹ và đốt lửa trại qua đêm.

Lưu ý nhỏ gửi đến bạn là nên xuất phát đến làng Vân từ sáng sớm để tránh nắng cũng như có nhiều thời gian di chuyển do đường vào khó khăn.

Với những chia sẻ kinh nghiệm về lưu ý thiết yếu khi du lịch Làng Vân Đà Nẵng trên, Top360 hy vọng sẽ góp phần giúp chuyến tham quan Làng Vân của bạn không chỉ đơn giản là thư giãn, giải trí mà còn phải ý nghĩa và tin cậy.

Đánh giá bài viết

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top